Mun boc o ma Nguyen nhan va cach chua tri hieu qua dut diem 03

Mụn bọc ở má: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả, dứt điểm

Mụn bọc ở má không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh thấy đau đớn, khó chịu. Đây là loại mụn khiến nhiều chị em sợ hãi nhất bởi chúng khó điều trị và dễ tái phát. Vậy mụn bọc trên má xuất hiện do đâu và làm thế nào để điều trị dứt điểm. Để biết được câu trả lời cụ thể, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Mụn bọc ở má là gì?

Mụn bọc trên má là loại mụn viêm nặng, có kích thước lớn, chứa nhiều mủ bên trong. Chúng thường gây đau nhức, sưng tấy, khó chịu mỗi khi bạn chạm tay vào.

Mụn bọc ở má xảy ra do sự viêm nhiễm đã thâm nhập sâu dưới bề mặt da. Khi các lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Từ đó gây viêm nhiễm da và nổi mụn bọc. Nếu không chữa trị nhanh chóng, chúng có thể để lại sẹo lồi, sẹo lõm trên da mặt.

Mun boc o ma Nguyen nhan va cach chua tri hieu qua dut diem 01
Mụn bọc ở má thường có kích thước lớn, nằm sâu dưới bề mặt da

Bạn đọc có thể nhận biết mụn bọc hai bên má qua những dấu hiệu sau:

  • Mụn có kích thước lớn hơn so với thông thường
  • Các nốt mụn viêm, sưng tấy đỏ trên bề mặt da
  • Rất khó để quan sát được đầu mụn
  • Mụn gây đau nhức khi chạm vào
  • Ngoài má, chúng có thể xuất hiện ở mũi, cằm…

Những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn đọc phân biệt được rõ các loại mụn với nhau. Để từ đó, bạn sẽ biết áp dụng phương pháp chữa trị mụn thích hợp, hiệu quả nhất.

Nguyên nhân nào làm má xuất hiện mụn bọc

Nhằm điều trị tận gốc mụn bọc ở má, bạn cần loại bỏ chính xác nguyên nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ chuyên khoa, má nổi mụn bọc do những nguyên nhân phổ biến sau.

  • Rối loạn hormone: Thường xảy ra trong lứa tuổi dậy thì, mang thai hoặc giai đoạn hành kinh… Đây là những thời điểm dễ xuất hiện mụn bọc má nhất. Bởi lúc này, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn kích thích tuyến bã nhờn tiết ra dầu thừa. Dẫn tới bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn bọc.
  • Chăm sóc da không đúng cách: Vệ sinh da mặt không sạch sẽ làm vi khuẩn, bụi bẩn ứ đọng dưới các nang lông. Bao gồm những thói quen như chỉ rửa mặt với nước, không dùng sữa rửa mặt. Hoặc không tẩy da chết hay bôi kem chống nắng khi ra đường. Mọi hành vi này đều khiến da bị viêm nhiễm, giúp mụn bọc trên má xuất hiện.
  • Căng thẳng kéo dài: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến làm nổi mụn bọc ở má. Bởi căng thẳng khiến cho tuyến bã nhờn tăng sản xuất dầu thừa. Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mụn bọc hình thành và phát triển mạnh.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Các loại mỹ phẩm này khiến cho da dễ bị kích ứng, nổi mụn bọc. Theo thời gian, chúng sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng, yếu dần đi.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Các món nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, rượu bia… đều ảnh hưởng xấu đến làn da. Ngoài ra, việc thức khuya, ngủ không đúng giờ giấc, uống ít nước… cũng là nguyên nhân tạo ra mụn bọc. Không chỉ vậy, những thói quen xấu này còn làm chậm quá trình hồi phục da.
  • Suy giảm chức năng gan, thận: Khi gan, thận yếu đi, chức năng đào thải độc tố cũng suy giảm theo. Lượng độc tố không được đào thải sẽ tích tụ lại trên mặt khiến má nổi mụn bọc.

Bị mụn bọc ở má có nên nặn hay không?

Nặn mụn là cách để loại bỏ nhân mụn nhanh chóng song không phải loại mụn nào cũng nặn được. Đặc biệt đối với các loại mụn viêm như mụn bọc hoặc mụn nang.

Bởi khi nặn mụn bọc ở má, dịch mủ chảy ra có thể lây nhiễm sang các vùng da khác. Ngoài ra, hành vi dùng tay nặn mụn hoặc vệ sinh dụng cụ nặn không sạch sẽ cũng làm mụn bọc lây lan.

Bên cạnh đó, thời điểm nặn mụn cũng rất quan trọng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên nặn mụn bọc má quá sớm. Bởi điều này có thể gây tổn thương da nghiêm trọng, khiến mụn bị viêm nặng hơn.

Bạn chỉ nên nặn chúng trong trường hợp cồi mụn đã khô và trồi hẳn lên bề mặt da. Sau khi nặn mụn, bạn cần lưu ý chăm sóc da cẩn thận giúp da mau hồi phục, tránh để lại sẹo.

Vì vậy, bị mụn bọc ở má có nên nặn hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng mụn lúc đó. Do mụn bọc dễ gây nhiễm trùng và lây lan mạnh, nên cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc spa để lấy mụn. Chúng không chỉ đảm bảo an toàn cho da mà còn tránh để lại sẹo sau này.

Cách điều trị dứt điểm mụn bọc ở má

Sau khi biết được nguyên nhân khiến má nổi mụn bọc, việc điều trị cũng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để loại bỏ mụn bọc ở má. Tùy theo tình trạng mụn bọc mà bạn có thể lựa chọn cách chữa trị phù hợp. 

Dùng serum đặc trị điều trị mụn bọc

Có thể nhận thấy, việc trị mụn bọc ở má hầu hết là sử dụng các loại làm từ nguyên liệu tự nhiên. Các cách trị mụn bọc ở má này sẽ phát huy tác dụng nếu tình trạng mụn bọc của bạn đang ở mức thấp, bình thường. Các nhân mụn chưa ăn sâu vào da.

Nếu da bạn bị mụn bọc ở má nặng hơn và lâu hơn thì nên tìm hiểu thêm những phương pháp trị mụn đặc trị hơn, không thể kể đến serum trị mụn Doctor Care. Serum được biết đến như 1 loại serum trị mụn tốt nhất, nhiều tác dụng cho da như vừa trị mụn, vừa trị sẹo thâm, vừa dưỡng da, dưỡng trắng, chống lão hoá đặc biệt với ưu thế gom cồi mụn, đẩy mụn cực nhanh chỉ sau 1 đêm, trị sạch nhanh nhân mụn với các thành phần chính như nọc ong, AC Care, Oubaku,… giúp trị mụn an toàn hiệu quả nhanh chóng

Mun boc o ma Nguyen nhan va cach chua tri hieu qua dut diem 02
Serum trị mụn Doctor Care hiệu quả sau 7 ngày

Bạn muốn trị mụn tận gốc , có làn da khỏe từ bên trong, se khít lỗ chân lông, hạn chế tối đa khả năng mụn tái phát bạn có thể mua Serum trị mụn Doctor Care TẠI ĐÂY

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thế nào là mụn bọc ở má, nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhận biết và phát hiện loại mụn cứng đầu này để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Nhờ vậy hạn chế nguy cơ mụn bọc lây lan và biến chứng nặng nề hơn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm bài viết: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *